Kinh nghiệm thị trường cho thấy các dự án bất động sản sở hữu vị trí trung tâm thành phố hay các đô thị lớn chưa bao giờ giảm sức hút đối với các nhà đầu tư. Bởi đây là dòng sản phẩm giới hạn nguồn cung, biên độ tăng giá cao, tính thanh khoản tốt và có thể khai thác kinh doanh để có dòng tiền một cách dễ dàng…
Tiềm năng lớn nhưng khan hiếm nguồn cung
Khu vực trung tâm các đô thị thường là nơi quy tụ các cơ quan hành chính, trụ sở các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và nhiều công trình tiện ích quan trọng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại cũng như các dịch vụ vui chơi – giải trí… Hệ thống giao thông của trung tâm các đô thị cũng được đầu tư rất đồng bộ và đa dạng. Vì sự thuận tiện này, các khu vực trung tâm đô thị luôn thu hút rất đông giới doanh nhân, chuyên gia và người nước ngoài đến sinh sống, làm việc.
Đó cũng là lý do khiến giá bất động sản trung tâm thường cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Giám đốc một công ty bất động sản khu vực phía Nam cho biết trong giai đoạn cao điểm, giá nhà tại một số khu vực trung tâm tăng khoảng 30-40%/năm. Thời gian gần đây, dù có phần chững lại nhưng vẫn mức tăng duy trì ổn định từ 15-20%/năm, so với các khu vực xa trung tâm mặt bằng giá chẳng những không tăng mà còn có xu hướng giảm.
Anh Đình Cường, một nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm tại thành phố Thủ Đức, cho biết vị trí chưa hẳn là yếu tố quyết định toàn bộ giá trị của một dự án bất động sản, nhưng nếu tọa lạc ở khu vực trung tâm, thuận tiện kết nối giao thông thì khả năng sinh lời sẽ tốt hơn, đồng thời thanh khoản cũng dễ dàng hoặc kinh doanh cũng hiệu quả.
“Trong cùng một phân khúc sản phẩm, những dự án nằm trên các trục đường lớn, dân cư sầm uất và sẵn có nhiều tiện ích luôn mang lại lợi nhuận tốt hơn. Khi cần cũng rất dễ bán lại bất kể thị trường có biến động ra sao”, anh Cường khẳng định.
Tuy nhiên, do những vị trí trung tâm thường được ưu tiên quỹ đất để phát triển kinh tế – xã hội nên khá hiếm nguồn cung cho thị trường bất động sản. Điều này lý giải vì sao các dự án ở khu vực trung tâm luôn thu hút đông đảo khách hàng mua ở cũng như các nhà đầu tư mỗi khi giới thiệu ra thị trường. Thậm chí, những thời điểm thị trường sốt nóng, nhà đầu tư chỉ cần giữ chỗ hay mới đặt cọc mua sản phẩm là có thể “sang tay” kiếm lợi nhuận tiền tỉ một cách dễ dàng.
Thực tế hiện nay cũng cho thấy, tại các thành phố mới thành lập, sức hút của bất động sản trung tâm vẫn được duy trì rất tốt, kể cả phân khúc nhà liền thổ hay căn hộ, đất nền. Chẳng hạn, tại thành phố Thủ Đức, một số dự án nằm trên các trục giao thông huyết mạch như Mai Chí Thọ, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Duy Trinh, Vành đai 2 dù có giá hơn 100 triệu đồng/m2 đối với căn hộ và 200 – 400 triệu đồng/m2 đối với nhà phố vẫn thu hút hàng ngàn khách hàng giao dịch.
Xu hướng đón đầu các thành phố mới
Có một thực tế đáng chú ý là do giá bất động sản trung tâm hiện đang ở mức rất cao nên nhiều nhà đầu tư có xu hướng đổ về các thành phố mới thành lập để tìm kiếm cơ hội sở hữu với chi phí thấp hơn. Cuối tháng 4 vừa qua, một dự án nhà phố tại thành phố mới Bình Dương có giá bán trên dưới 8 tỷ đồng/căn vừa công bố đã hết veo hàng trăm sản phẩm đợt 1.
Mới nhất, dự án Richland Residence nằm trên mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa, trung tâm thành phố Bến Cát, cũng ghi nhận giao dịch thành công cả trăm căn nhà phố chỉ sau một tuần tung ra thị trường. Dự án này có quy mô 15,46 ha được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng và tiện ích khép kín gồm trường học, khu thể thao đa năng, khu vui chơi trẻ em, công viên, phố thương mại… nhưng mức giá cực kỳ cạnh tranh, chỉ từ 1,9 tỷ đồng/căn nhà phố. Đặc biệt, đây cũng là dự án được chuyển nhượng đất nền (khách hàng tự xây nhà) với giá chỉ hơn 1 tỷ đồng/sản phẩm.
Quan sát cho thấy, hiện có rất nhiều nhà đầu tư đổ về thành phố Bến Cát săn lùng các bất động sản tiềm năng nhưng nguồn cung dự án có pháp lý “sạch” gần như “tuyệt chủng”. Trong khi đó, theo quy hoạch, thành phố Bến Cát được định hướng phát triển thành trung tâm khu đô thị công nghiệp, thương mại – dịch vụ và đầu mối giao thông của tỉnh Bình Dương. Đây cũng sẽ là cực tăng trưởng động lực của tam giác kinh tế Bến Cát – Thủ Dầu Một – Tân Uyên trong giai đoạn từ nay đến 2040.
Thành phố Bến Cát đang có 8 khu công nghiệp lớn, thu hút khoảng 200.000 chuyên gia, lao động trình độ cao đến làm việc. Thành phố trẻ này cũng được định vị là điểm đến ưu tiên của 2.900 nhà máy phải di dời từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh Bình Dương trong thời gian sắp tới. Để đón đầu cơ hội này, hiện thành phố Bến Cát đang triển khai hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng An Tây 100 ha, cảng An Điền 8 ha và cảng cạn IDC An Điền 30 ha, cảng ICD Rạch Bắp 10 ha. Các tuyến giao thông lớn như Vành đai 4, ĐT 741- Nguyễn Văn Thành, Trần Đại Nghĩa, Quốc lộ 13… cũng đang đồng loạt được đầu tư.
Nhờ định hướng phát triển này, các dự án bất động sản tại khu vực trung tâm thành phố Bến Cát như Richland Residence có cơ hội tăng giá rất lớn. Nếu không muốn bán lại, nhà đầu tư cũng thuận tiện kinh doanh đa ngành nghề hay cho thuê lại. “Tôi vừa mua một căn nhà phố tại Richland Residence để sau này dọn về ở kết hợp kinh doanh vì nhận thấy dự án có tiềm năng lớn khi nằm giữa ba KCN Mỹ Phước 3, VSIP 2 mở rộng và Đồng An 2. Đặc biệt, dọc theo trục đường Trần Đại Nghĩa và Vành đai 4 sắp tới sẽ phát triển mạnh các loại hình thương mại – dịch vụ nên ‘hấp lực’ sản phẩm có thể khai thác kinh doanh như dự án này là rất lớn”, chị Mai Trần, nhà đầu tư đến từ thành phố Thủ Dầu Một, chia sẻ.
Theo Mai Hiền (Nông thôn Việt)